• 0966.118.149 (Mr Linh) và 0964.03.06.37 (Ms Thảo)
  • minhlong.company.xnk@gmail.com
VietnameseEnglishChinese (Simplified)

Hướng dẫn cách làm vách ngăn phòng bằng ván ép

Việc làm vách ngăn phòng bằng ván ép trong thiết kế nội thất nhà ở đang rất được ưa chuộng hiện nay, vì nó là giải pháp để tiết kiệm kinh phí cũng như tiết kiệm không gian cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra nó còn có rất nhiều công năng, và mang tính thẩm mĩ cao.

Làm vách ngăn phòng bằng ván ép

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại vách ngăn với chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và sự riêng tư cần thiết thì chất liệu ván ép sẽ là sự lựa chọn cực kỳ đáng tham khảo.

1. Ưu điểm của vách ngăn bằng ván ép

Đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã:

Với công nghệ gia công CNC ngày càng phát triển, vách ngăn ván ép cũng có rất nhiều hoa văn, họa tiết ấn tượng, từ đơn giản, hiện đại, cho tới sang trọng, cổ điển và cầu kỳ… nhờ đó, người mua có nhiều sự lựa chọn, đảm bảo hơn cho sự phù hợp với sở thích cá nhân và phong cách nội thất của căn nhà.

Độ bền cao:

Mặc dù không thể so sánh với gỗ tự nhiên hoặc các loại vật liệu như nhựa, sắt… về độ bền, tuy nhiên vách ngăn bằng ván ép cũng có độ bền tương đối tốt, ít nhất là xứng đáng với chi phí mà bạn đã phải bỏ ra để sở hữu chúng.

Ván ép ngày nay được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, các lớp ván được xếp chồng và liên kết với nhau bởi keo chuyên dụng, trải qua quá trình ép nhiệt lớn… nên đảm bảo độ bền rất cao, khó bị tách lớp, bong tróc. Ngoài ra, bề mặt của ván còn được phủ phim tăng độ bóng, chống xước, chống thấm nên càng đảm bảo hơn tuổi thọ sử dụng.

Một điểm đặc biệt nữa là khi sử dụng vách ngăn ván ép, bạn sẽ không phải đối mặt với nguy cơ bị cong vênh, co ngót hay mối mọt như vách ngăng bằng gỗ tự nhiên. Thực tế cho thấy, với điều kiện lắp đặt, sử dụng trong nhà, và bảo dưỡng đúng cách thì vách ngăn bằng ván ép có thể đảm bảo tuổi thọ từ 15 – 10 năm.

Linh động, tiết kiệm diện tích:

Vách ngăn ván ép có nhiều quy cách, kích thước khác nhau, từ 8mm, 18mm cho tới 22mm… với các tấm vách ngăn cố độ mỏng tối ưu như vậy, bạn có thể tiết kiệm không gian sinh hoạt cho nội thất một cách tối đa, cực kỳ thích hợp cho những căn hộ nhỏ. Ngoài ra trong quá trình sử dụng, bạn có thể linh động tháo ra hoặc lắp vào một cách dễ dàng.

2. Kinh nghiệm chọn vách ngăn bằng ván ép

Để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự phù hợp và tuổi thọ của vách ngăn ván ép trong quá trình sử dụng thì khi lựa chọn, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau đây:

*Vị trí lắp đặt: với những vị trí lắp đặt tại các không gian nội thất khô ráo như phòng khách, phòng ngủ… thì vách ngăn ván ép là sự lựa chọn rất phù hợp. Tại các không gian này, bạn chỉ cần chọn loại vách thường, không nhất thiết chọn loại có khả năng chống nước, như vậy vẫn có thể đảm bảo được độ bền, trong khi giá thành lại rẻ hơn nhiều. Trong khi đó, tại các không gian như phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng tắm thì nên chọn loại có lõi chống ẩm, chống nước để đảm bảo hơn độ bền.

*Loại ván ép: để đảm bảo độ bền, bạn nên chọn loại ván ép được phủ phim. Khi chọn nên kiểm tra chất lượng ruột ván: tại một góc khuất, bạn cắt 1 đường, nếu thấy ruột ván khít, chắc thì là loại ván tốt, được làm từ các miếng gỗ tự nhiên lạng mỏng. Ngược lại, nếu ruột ván có nhiều lỗ rỗ thì không nên chọn bởi đây là loại được làm từ mùn cưa, rất nhanh hỏng.

Khi nào nên làm vách ngăn phòng bằng ván ép?

Gỗ ván ép được làm từ nhiều miếng gỗ ghép lại với nhau và được liên kết bằng loại keo phenol formaldehyde hoặc các loại keo chuyên dụng khác. Sau đó, tấm ván ép sẽ được đem ép lực và nhiệt để tạo thành một sản phẩm chắc chắn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Tùy vào từng trường hợp mà nên sử dụng ván ép để đem tới lợi ích cho bản thân vậy khi nào ta nên sử dụng vách ngăn phòng bằng ván ép.

 1. Khi muốn thiết kế một không gian đơn giản

Đối với những công trình đơn giản, không đòi hỏi sự cầu kỳ và tính thẩm mỹ cao thì việc sử dụng vách ngăn ván ép sẽ là lựa chọn khả thi nhất.

Ưu điểm của vách ngăn ván ép là thời gian thực hiện nhanh giúp bạn hoàn thành dự án trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của người tiêu dùng.

 2. Khi muốn tiết kiệm chi phí hoặc có kinh phí eo hẹp

So với việc xây vách ngăn bằng bê tông thì vách ngăn bằng ván ép sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn, bởi trên thị trường hiện nay ván ép có giá thành rẻ hơn những sản phẩm khác.

Đặc biệt, với những ai có chi phí đầu tư không cao thì việc chọn ván ép làm vách ngăn trang trí nội thất, phòng ốc sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.

3. Khi lắp đặt ở những nơi khô ráo làm vách ngăn phòng bằng ván ép

Do khả năng chịu nước của ván ép không cao nên tốt nhất bạn chỉ nên lắp đặt vách ngăn ván ép ở những vị trí khô ráo, thông thoáng là hợp lý nhất giúp có thể sử dụng được bền lâu.

Tuy nhiên ván ép không có khả năng chống nước nên đối với những khu vực thường xuyên chịu ẩm ướt như nhà vệ sinh, phòng tắm,…thì bạn nên hạn chế sử dụng hoặc nên chọn loại ván ép cao cấp để duy trình được tuổi thọ sử dụng bền lâu.

Hướng dẫn cách làm vách ngăn phòng bằng ván ép

Vách ngăn có vai trò quyết định trong việc tạo ra các không gian sinh hoạt riêng tư hoặc tô điểm cho không gian nội thất. Do nhu cầu về diện tích sử dụng, nhà ở chật hẹp do đô thị hóa, mà vách ngăn ngày càng được sử dụng nhiều trong không gian sống của chúng ta.

Bước 1: Lên ý tưởng vị trí sẽ làm vách ngăn

Theo đó, vách ngăn sẽ được dựng vuông góc với bức tường, hướng lối cửa đi.

Vách ngăn sẽ gồm 2 phần chính: hệ thống khung đỡ và bề mặt vách ngăn.

Ý tưởng: hệ thống khung xương sẽ kết nối với 3 điểm ( trần nhà, sàn và tường hướng cửa đi). Cố định 3 điểm như vậy sẽ giúp vách ngăn chắc chắn. Không gian bên trong cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thông thoáng, có thể giảm điểm kết nối ở trần nhà.

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: bao gồm phấn kẻ dùng để đánh dấu, cưa tròn hoặc bất cứ loại cưa nào cưa được gỗ. Khoan máy. Đối với thiết bị xác định khung đinh tán không cần quan tâm nó lắm nếu tường nhà bạn là tường gạch. Dụng cụ thăng bằng hay còn gọi thước Nivo dùng để căn chỉnh độ thẳng, vuông góc cuả vách ngăn. Những thứ khác như bút chì, thước cuộn thì không thể thiếu…Chỉ có vật dụng cục chì dây dọi thì thợ mộc ở Việt Nam ít dùng, hiện đại hơn người ta dùng máy canh laser. Tuy nhiên, bạn chỉ cần một cây định nặng là có thể “chữa cháy” được.

Chuẩn bị nguyên vật liệu: Hình bên dưới đã liệt kê đầy đủ các nguyên vật liệu cần dùng, Chỉ có một lưu ý ở Hợp chất hỗn hợp ở đây là bột trét nếu bạn đóng vách ngăn thạch cao hoặc ván gỗ MDF trơn. Còn đối với các loại ván MDF phủ trắng sẵn hoặc ván vân gỗ thì không cần dùng đến.

Ưu điểm của vách ngăn

Ưu điểm của vách ngăn thạch cao: Nhìn giống tường gạch, nhẹ, dễ thi công, cách âm tốt. Nhược điểm: ngấm nước dễ ố vàng, kết cấu rỗng do đó khi treo vật nặng sẽ bị bể vụn. Tác động nhiệt độ sẽ gây co rút, cong vênh.

Ưu điểm của vách ngăn ván gỗ: Nhìn vẫn hài hòa, tuy không thể tùy biến gam màu cao như thạch cao. Độ bền tốt, dễ dàng tháo lắp và di chuyển. Độ cứng có thể treo được một số đồ vật có sức nặng vừa phải, có thể trang trí ô cửa bằng CNC. Nhược điểm: cũng hạn chế ngấm nước (trừ ván ép cốp pha) và MDF kháng ẩm.

Đối với hai loại vật liệu này thì cách thức thi công hoàn toàn giống nhau, và điểm khác nhau duy nhất nằm ở bước cuối sẽ được đề cập tiếp sau.

Sau khi đã có nguyên vật liệu và dụng cụ, tiến hành đo đạc và đánh dấu các đường mốc với bút chì, thước dây, phấn kẻ. Bắt đầu kẻ góc vuông từ bức tường hướng cửa đi ra phía ngoài (ở phía trên trần nhà và phải sử dụng đến thang). Dừng tại vị trí mà bạn muốn vách ngăn kết thúc.

Bước 2: làm vách ngăn phòng bằng ván ép

Bước này bắt đầu sử dụng đến gỗ để đóng rìa khung đỡ vách ngăn. Đóng đinh nhỏ neo vị trí kết thúc của vách ngăn ở phía trên trần nhà mới đánh dấu ở bước 1

Dùng dụng cụ cục chì dây dọi (hoặc cây đinh nặng) và đoạn chỉ cột vào cây đinh trên trần dóng 1 hàng xuống sàn. Nó sẽ giúp bạn xác đinh điểm vuông góc thẳng đứng trên sàn nhà. Nhờ vậy, bạn có thể đóng được 2 thanh gỗ đầu tiên của rìa khung đỡ ( 1 thanh ở trên trần và 1 thanh ở dưới sàn). Chiều dài đúng bằng chiều dài vách ngăn mong muốn. Sử dụng vít dài để cố định chúng.

Bước 3 làm vách ngăn phòng bằng ván ép

Tiếp đến, đo kích thước để cưa 1 thanh gỗ làm rìa khung vách ngăn kết nối bức tường hướng cửa đi. Áp sát thanh gỗ một cách ngay ngắn vào bức tường và bắn vít gia cố. Sử dụng vít dài để cố định với các kỹ thuật bắn vít bề mặt hoặc bắn xéo góc tại điểm khớp nối nhằm đảm bảo độ chắc chắn

Bước 4:

Sau đó, tiếp tục đo các khoảng giữa thanh gỗ trên sàn để dựng các thanh gỗ chống giữa khung bao, những thứ giúp khung bao vững chải hơn. Kỹ thuật bắn vít xéo góc được sử dụng nhiều ở bước này

Khoảng cách lý tưởng giữa các thanh gỗ là từ 20-40 cm.

Bước 5: 

Đóng các thanh đà ngang trên hệ thống khung dọc, để cố định khung đỡ tốt hơn, giảm khả năng cong vênh và đồng thời phân tán lực chịu tải.

Căng một đoạn dây chỉ ngay giữa các trụ dọc để đánh dấu vị trí. Mặc dầu, đây là những mối ghép phía bên trong ít ai nhìn thấy. Bạn hoàn toàn có thể đóng nó hơi trếch đi một tí. Nhưng về tính khoa học phân tán lực thổng thể và tính thẩm mỹ thì đóng thằng hàng ngay giữa sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Với hướng dẫn này, bức tường có diện tích vừa phải nên hệ thống thanh dọc và thanh ngang như vậy đủ đảm bảo. Trường hợp vách ngăn bạn muốn thực hiện có chiều cao cao hơn và chiều dài dài hơn thì mật độ bố trí điểm kết nối phải tăng lên, số thanh chống dọc và số hàng thanh chống ngang cũng sẽ tăng lên cho phù hợp yêu cầu.

Bước 6: Lắp vách ngăn và sơn bề mặt nếu là tấm vách ngăn thạch cao

Đối với vách ngăn bằng ván gỗ MDF trơn cũng có thể dùng bột trét và sơn.

Hoặc nếu sử dụng các loại ván gỗ đã có tráng phủ sẵn trên bề mặt thì bạn sẽ bỏ qua bước bôi bột trét và sơn. ( Độ dày ván gỗ làm vách ngăn từ 10 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly)

Phần ốp vách có thể chỉ ốp mặt ngoài hoặc cả 2 mặt nếu bạn không chấp nhận một vách ngăn nhìn kiểu tạm bợ từ phía bên trong.

Dùng vít bắn thẳng để cố định vách ngăn với các điểm tiếp xúc trên hệ thống khung đỡ. Dùng bột trét khít các điểm hở, điểm tiếp xúc sao cho láng mịn. Và đó là điều kiện để lớp sơn đẹp đều khi dùng chổi lăn.

Máy đóng gói bao bì tự động